THỨ TỰ VÀ NGUYÊN TẮC HỎI TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM

THỨ TỰ VÀ NGUYÊN TẮC HỎI TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

  • Phổ biến nội quy phiên tòa.
  • Kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên tòa và làm rõ lý do vắng mặt (nếu có).
  • Ổn định trật tự trong phòng xử án.
  • Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 237 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Khai mạc phiên tòa

  • Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Thư ký phiên tòa báo cáo số lượng người tham gia phiên tòa và lý do vắng mặt.
  • Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa.
  • Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác.
  • Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền về việc thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
  • Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật.
  • Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả trung thực, chính xác.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 239 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

  • Một trong những thủ tục quan trọng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm và việc chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự về việc thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án.
  • Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận này với điều kiện thỏa thuận này là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
  • Nếu các bên không thể thỏa thuận được Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử.

Quyết định của Tòa án

  • Trường hợp các đương sự không đạt được sự thỏa thuận thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vụ án. Dựa vào những bằng chứng, chứng cứ có được, Hội đồng thẩm phán sẽ ra Bản án quyết định về vụ án.

Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

  • Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là thủ tục đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong tố tụng theo Điều 247 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa với thời gian không hạn chế nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia tranh tụng.
  • Nội dung tranh tụng bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

Thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thẩm

  • Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
  • Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
  • Những người tham gia tố tụng khác.
  • Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.
  • Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 237 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nguyên tắc hỏi tại phiên tòa sơ thẩm

  • Việc đặt câu hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc luật định như câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không lợi dụng việc đặt câu hỏi để tỏ ý xúc phạm người tham gia tố tụng. Đặt biệt, những câu hỏi phải nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác xét xử.

  Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục dân sự. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ khởi kiện hành chính, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *