Thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế
– Theo pháp luật hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 137, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế được quy định như sau:
– Thời hiệu xử phạt là 02 năm từ ngày thực hiện hành vi vi phạm nếu có hành vi vi phạm thủ tục thuế.
– Thời hiệu xử phạt là 05 năm từ ngày thực hiện hành vi vi phạm nếu:
Có hành vi trốn thuế mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định;
Có hành vi khai sai thuế dẫn đến hậu quả thiếu tiền thuế phải nộp vào ngân sách hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hay không thu.
– Quá thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế thì người nộp thuế sẽ không bị xử phạt.
Tuy nhiên, vẫn phải nộp đủ tiền thuế thiếu, tiền thuế trốn và số tiền đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng và khoản tiền chậm nộp vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn của 10 năm trở về trước tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm về thuế.
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thuế thì phải nộp đầy đủ tiền thuế thiếu, tiền thuế trốn và tiền chậm nộp đối với toàn bộ thời gian trở về trước từ ngày phát hiện có hành vi vi phạm.
Ngoài ra, cũng tại Điều 137, Luật Quản lý thuế 2019, việc xác định thời hiệu xử phạt vi phạm về thuế được tính như sau:
– Thời hiệu xử phạt là 02 năm từ ngày thực hiện hành vi vi phạm nếu có hành vi vi phạm thủ tục thuế.
– Thời hiệu xử phạt là 05 năm từ ngày thực hiện hành vi vi phạm nếu có hành vi trốn thuế mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hoặc hành vi khai sai thuế dẫn đến hậu quả thiếu tiền thuế phải nộp vào ngân sách hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hay không thu.
Như vậy, thời hiệu để xử phạt vi phạm về thuế sẽ được xác định là 02 năm hoặc 05 năm tùy từng trường hợp, và được tính kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm về thuế.
Về các nguyên tắc xử phạt vi phạm về thuế được quy định tại Điều 136, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, cụ thể như sau:
– Xử phạt vi phạm về thuế phải được thực hiện theo quy định về quản lý thuế và xử lý các vi phạm hành chính.
– Vi phạm hành chính về việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp/sử dụng không hợp pháp hóa đơn/sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến việc thiếu thuế/trốn thuế thì sẽ không xử phạt vi phạm hóa đơn mà sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
– Mức phạt tiền tối đa cho hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách hoặc làm tăng tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hay không thu, hành vi trốn thuế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
– Cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cho cá nhân, trừ trường hợp là mức phạt tiền về hành vi khai sai thuế dẫn đến hậu quả là thiếu tiền thuế phải nộp vào ngân sách hoặc làm tăng tiền thuế mà người nộp thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hay hành vi trốn thuế.
– Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
– Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế thì phải có trách nhiệm lập biên bản đối với vi phạm hành chính đó theo quy định.
Trường hợp đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế và quyết toán thuế điện tử, nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế và hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ về hành vi vi phạm về thuế của người nộp thuế thì thông báo này là được xem là biên bản vi phạm hành chính, dùng để làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.
– Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì được thực hiện theo pháp luật hình sự.
Về hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì căn cứ theo quy định tại Điều 138, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định cụ thể như sau:
– Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm có: Cảnh cáo và Phạt tiền.
– Mức xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm cụ thể như sau:
Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm thủ tục thuế tại Điều 141, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì thực hiện theo quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.
Phạt 10% trên số tiền thuế khai thiếu số tiền phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng thuộc trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với các hành vi sau đây: Khai sai căn cứ để tính tiền thuế/tiền thuế được phép khấu trừ/xác định sai trường hợp được miễn, giảm hay hoàn thuế dẫn đến hậu quả thiếu tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt 20% trên số tiền thuế khai thiếu số tiền phải nộp hoặc số tiền thuế mà người nộp thuế khai tăng thuộc trường hợp được miễn, giảm, hoàn hay không thu thuế đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và điểm b, c, khoản 2, Điều 142, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Phạt từ 01 – 03 lần tiền thuế trốn đối với hành vi tại Điều 143, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, như: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan để xác định tiền thuế phải nộp; không xuất hoá đơn hàng hoá, dịch vụ theo quy định; cố ý không kê khai/kê khai sai thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu;…
Ngoài ra, pháp luật còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả trong việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm:
– Buộc phải nộp lại đầy đủ số tiền thuế trốn hoặc thiếu.
– Buộc phải nộp đủ tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn hoặc không thu không đúng quy định.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về khởi kiện dân sự, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 hoặc 0997.222.666 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.