THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý GÌ?

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý GÌ?

Các hình thức thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  Theo quy định của Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo pháp luật Việt Nam thì có thể thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo một trong hai hình thức sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốnmua cổ phần, phần vốn góp trong một công ty có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam được hình thành trước đó.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP hay hợp đồng BCC

Trình tự thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư thành lập doanh nghiệp mới

  Thứ nhất, khi nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

  Thứ hai, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận thì nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao các giấy tờ sau:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

  Thứ ba, mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đầu tư thành lập theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  • Tìm kiếm, cử đại diện thành lập công ty Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư.
  • Nếu như các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư.
  • Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.

Các điểm cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

  • Về lĩnh vực hoạt động, đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay bị cấm đối với mọi doanh nghiệp thì pháp luật có quy định thêm 18 ngành nghề đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi đầu tư vào các ngành nghề này, nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định.
  • Về việc sử dụng lao động, hiện nay đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê người lao động nước sở tại về làm việc trực tiếp tại Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục xin cấp visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, xin Thẻ tạm trú, GIẤY PHÉP lao động.
  • Về trụ sở đăng ký kinh doanh, phải có địa chỉ cụ thể: số nhà, tên phố, tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố.
  • Cần lưu ý một vài ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hoặc pháp nhân.
  • Hầu hết các ngành, nghề kinh doanh không có quy định giới hạn mức đầu tư mà chỉ nhà đầu tư chỉ cần đảm bảo tính khả thi của lượng vốn đầu tư tương xứng với quy mô dự án trừ các ngành trong lĩnh vực giáo dục, bất động sản, lữ hành.
  • Về góp vốn đầu tư thì thời hạn góp vốn không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sẽ phải góp vốn theo hình thức chuyển khoản.

  Về người đại diện theo pháp luật, phải đảm bảo có ít nhất một người đại theo pháp luật cư trú nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú tại Việt Nam.

Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật mới được quy định như thế nào đã được chúng tôi giải đáp và làm rõ thông qua bài viết trên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ tục đầu tư, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *