QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ KHI THAM GIA ĐỐI THOẠI TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?

QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ KHI THAM GIA ĐỐI THOẠI TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?

Đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là nguyên tắc của pháp luật tố tụng hành chính. Đương sự có quyền gì khi tham gia phiên họp đối thoại này? Và quá trình đối thoại này được diễn ra như thế nào? Kết quả xử lý ra sao? Sau đây Luật Đại Việt sẽ tư vấn về vấn đề Quyền của đương sự khi tham gia đối thoại trong vụ án hành chính.

Quyền của đương sự khi tham gia đối thoại trong vụ án hành chính.

  Đương sự có quyền như thế nào trong phiên đối thoại của vụ án hành chính. Quyền của đương sự được quy định tại Điều 55 Luật Tố tụng Hành chính 2015, cụ thể như sau:

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án
  • Đề nghị Tòa án thực hiện các yêu cầu sau:

  Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được;Buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý;Ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại và tham gia phiên họp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;Đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;Tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

  • Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật Tố tụng Hành chính 2015.
  • Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu
  • Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
  • Tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
  • Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng
  • Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng
  • Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án
  • Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án
  • Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

  Những trường hợp tiến hành đối thoại trong thủ tục hành chínhCăn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 134 Luật Tố tụng Hành chính 2015, thì trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được quy định tại Điều 135, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri quy định tại Điều 198 Luật Tố tụng Hành chính 2015, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 246 của Luật này thì các vụ án còn lại sẽ được tiến hành đối thoại.Tổ chức phiên họp đối thoại:Thông báo về phiên họp đối thoạiĐiều 136 Luật Tố tụng Hành chính 2015, quy định về việc thông báo phiên họp đối thoại như sau:

  • Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm thông báo phiên họp đối thoại đến với người có liên quan trong vụ án.
  • Nội dung thông báo bao gồm thời gian, địa điểm và nội dung của phiên họp đối thoại.
  • Trường hợp vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành việc đối thoại.

  Thành phần tham gia phiên họpThành phần phiên họp đối thoại được quy định cụ thể tại Điều 137 Luật Tố tụng Hành chính 2015, gồm có:

  • Thẩm phán, chủ trì phiên họp
  • Thư ký phiên họp ghi biên bản;
  • Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
  • Người phiên dịch (nếu có).

                   Trình tự phiên họp đối thoại

  Điều 138 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về trình tự thực hiện phiên họp đối thoại như sau:

  • Thẩm phán chủ trì phiên họp xác minh sự có mặt, danh tính của những người tham gia và phổ biến cho tất cả các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Luật này.
  • Các đương sự trình bày ý kiến bổ sung của mình. Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất
  • Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất. Thư ký phiên họp ghi biên bản về diễn biến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.

                   Biên bản phiên họp

  Tại Điều 139 Luật Tố tụng Hành chính 2015, quy định với nội dung biên bản như sau:

  • Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
  • Địa điểm tiến hành phiên họp;
  • Thành phần tham gia phiên họp;
  • Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất.

  Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.Diễn tiến sau phiên họp đối thoại diễn ra như thế nào?

  Điều 140, Luật Tố tụng Hành chính 2015, đã quy định chi tiết về xử lý kết quả đối thoại. Theo đó có ba trường hợp xảy ra:
  Thứ nhất, các bên đương sự vẫn giữ yêu cầu của mình trong quá trình đối thoại: Trường hợp này Thẩm phán phải tiến hành thủ tục để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
  Thứ hai, người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện: Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện và người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
  Thứ ba, người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện: Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biệt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩmTrường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về khởi kiện hành chính, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *