Quy định về tình tiết định khung tăng nặng “đối với 02 người trở lên” trong tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo quy định tại Điều 255 BLHS

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 255 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thì cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. 

Quy định về bắt giữ khi cầm hộ ma túy đá cho người khác

BLHS không liệt kê hình thức nào được xem là tổ chức. Tuy nhiên vẫn có quan điểm cho rằng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác hoặc chuẩn bị cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy. Hoặc có quan điểm cho rằng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Quan điểm này cũng nhận định, việc đưa ra một định nghĩa chính xác cho hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một việc vô cùng khó khăn.

Tội Tổ Chức Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy - LUẬT SƯ BÀO CHỮA GIỎI No.1

Theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015) hướng dẫn Điều 197 BLHS năm 1999 thì cho rằng:

1. Về hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Thực hiện một trong các hành vi sau đây: (i) Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; (ii) Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy.

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ.

2. Một số trường hợp đặc biệt. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:

(i) Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy;

(ii) Người nào thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn thực hiện một hay nhiều hành vi phạm tội khác về ma túy quy định tại các điều luật tương ứng của BLHS, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 của BLHS, tùy từng trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác đã thực hiện quy định tại điều luật tương ứng của BLHS.

Đối với tình tiết “phạm tội đối với nhiều người” theo Điều 197 của BLHS năm 1999, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 08/2015/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP) cũng giải thích, là trong một lần phạm tội, người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với từ hai người trở lên (ví dụ: Trong một lần phạm tội tổ chức cho từ hai người trở lên sử dụng trái phép chất ma túy).

Quy định pháp luật về xử lý hành vi tàng trữ và tổ chức sử dụng ma túy trái phép

Hiện nay, đối với “tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo hướng dẫn tại Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của TANDTC thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử thể hiện: Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không đồng nhất với khái niệm “phạm tội có tổ chức”. Theo quy định tại Điều 17 của BLHS thì Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Còn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, điểm, phương tiện, dụng cụ…để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy. Trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cũng có đồng phạm nhưng đồng phạm ở đây được hiểu là thực hiện theo sự chỉ huy, phân công điều hành (không có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, không bắt buộc phải có sự phân công, chỉ đạo, điều hành chặt chẽ trong các đồng phạm). Do đó, hành vi cung cấp ma túy cho người khác sử dụng là một trong các hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Người có hành vi này bị xử lý theo quy định tại Điều 255 của BLHS5.

Như vậy, về cơ bản, hiện nay pháp luật đã quy định các dấu hiệu cơ bản để xác định “tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Đồng thời, quy định 08 tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này theo khoản 2 Điều 255 BLHS năm 2015.

Tuy nhiên, đối với tình tiết định khung tăng nặng “đối với 02 người trở lên” thực tiễn vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về khởi kiện dân sự, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 hoặc 0997.222.666 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *