PHÂN BIỆT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Để phân biệt nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần phải nắm được định nghĩa cũng như những quy định riêng về hai hoạt động này. “Nhượng quyền thương mại” và “chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ” là hai hoạt động tuy được quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau nhưng có một số đặc điểm dễ gây nhầm lẫn.. Hãy cùng công ty Luật Đại Việt-Chi nhánh Đà Lạt làm rõ những vấn đề này:
Quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 (LTM 2005), nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cụ thể:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh;
- “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấpQuy định của pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Khoản 1 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT) 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) quy định chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cho phép người khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc quyền sử dụng đối với quyền tác giả, quyền liên quan của mình như quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản,…
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 LSHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Về đối tượng:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có đối tượng rộng hơn, bao gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp và các yếu tố khác (bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo).
Trong khi đó, đối tượng của chuyển quyền sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng cho các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, sở hữu công nghiệp.
Chủ thể và mối quan hệ giữa các chủ thể:
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều phải có tư cách thương nhân và đáp ứng đầy đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Giữa các chủ thể này có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ: Bên nhận quyền phải tuân theo những tiêu chuẩn kĩ thuật do bên nhượng quyền đặt ra, đồng thời phải chịu kiểm soát của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ bên nhận quyền trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
Ngược lại, các chủ thể trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không bắt buộc phải có tư cách thương nhân. Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHCN ngoài việc sử dụng đối tượng SHTT của bên giao thì không còn mối quan hệ nào với chủ thể giao.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục sở hữu trí tuệ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ khởi kiện hành chính, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.