Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. (khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Liên quan đến loại giấy tờ này, người xem cần chú ý đến những vấn đề như sau:
- Thông tin chủ sử dụng nhà, đất: Đối với chủ sử dụng là tên của cá nhân: Cần đối chiếu các thông tin của người chủ sử dụng đứng tên trên GCN và giấy tờ tùy thân để xác định đất chính chủ, nếu không chính chủ thì cần các giấy tờ khác để chứng minh hợp pháp đối với nhà đất đó (ví dụ như: Giấy tờ mua bán nhà đất, vi bằng thừa phát lại chứng thực có giao dịch mua bán, giấy xác nhận của chính quyền địa phương..).Giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nếu là vợ chồng.
Đối với chủ sử dụng đứng tên hộ gia đình: Thông thường đất cấp cho hộ sẽ ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”) hoặc ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (Hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”). Khi muốn chuyển nhượng đất của Hộ gia đình thì phải có sự đồng ý, ký tên của các thành viên trong hộ có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013; khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Do đó, nếu tên trên sổ là Hộ gia đình thì người mua cần yêu cầu cung cấp các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như: Sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận; giấy tờ tùy thân của các thành viên gia đình để xác định lúc cấp giấy chứng nhận thì ai đang là thành viên hộ gia đình,…
- Thông tin thửa đất:Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có các thông tin cụ thể về thửa đất như:- Thửa đất số: Ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Tờ bản đồ số: Ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã.
– Địa chỉ: Số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
– Diện tích: Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
– Hình thức sử dụng;
Có hai hình thức là sử dụng riêng và sử dụng chung. “Sử dụng riêng” được ghi khi toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo,…). “Sử dụng chung” được ghi khi toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng.
Việc xác định hình thức sử dụng chung riêng cũng để xác định ai phải là người ký tên trong các giao dịch đất. Ví dụ đất được cấp với hình thức sử dụng chung thì khi chuyển nhượng tất cả người sử dụng đất phải ký vào.
– Mục đích sử dụng;
Có các 02 loại nhóm đất là: Nhóm đất nông nghiệp và Nhóm đất phi nông nghiệp. Với mỗi nhóm lại có nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Bên cạnh đó, không phải loại đất nào cũng được mua. Đơn cử, nếu thuộc các trường hợp không được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013
– Thời hạn sử dụng;
Có hai loại là sử dụng đất ổn định, lâu dài và sử dụng đất có thời hạn. Đối với từng mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng mà Nhà nước sẽ cho phép sử dụng trong thời gian quy định. Do đó, cần chú ý và xem xét thời hạn sử dụng để mua đất đúng giá trị, đúng mục đích.
– Nguồn gốc sử dụng: Cần xem xét đất có nguồn gốc từ đâu, để xem xét người bán đất có quyền bán đất không
3. Thông tin nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Ở trang 2 của Giấy chứng nhận còn thể hiện các thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm:
– Nhà ở (gắn liền đất).
– Công trình xây dựng khác.
– Rừng sản xuất là rừng trồng.
– Cây lâu năm.
– Ghi chú
Những thông tin này là yếu tố cũng không kém phần quan trọng. Người mua có thể dựa vào, cân nhắc có nên mua đất; thửa đất đó có phù hợp với nhu cầu sử dụng; có thu được hoa lợi trên đất hay không?…
4. Sơ đồ thửa đất
Trên sơ đồ thửa đất tại trang 3 của Giấy chứng nhận sẽ thể hiện: Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa; Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam; Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;…
Ngoài ra, người mua đất sẽ biết được hướng của thửa đất, biết được mình có hợp phong thủy với thửa đất không?…
Căn cứ các thông tin trên sơ đồ và đo đạc thực tế của thửa đất bạn có thể biết được đất trên giấy chứng nhận được cấp có đúng với diện tích bạn nhận chuyển nhượng, có bị lấn chiếm, chênh lệch so với hiện trạng sử dụng đất.
5. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận
Trong phần nội dung này sẽ thể hiện những biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất như: Đất đã chuyển nhượng, tặng cho cho ai; đất có đang thế chấp tại Ngân hàng và đã giải chấp chưa; có thay đổi nguồn gốc đất, mục đích sử dụng đất và các thay đổi khác về thửa đất. Đây cũng là nơi người mua cần xem xét để biết tình trạng đất như thế nào, người chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng cho người khác hay không.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về khởi kiện dân sự, hình sự, hành chính… quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.