NGƯỜI BỊ TÂM THẦN CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? là câu hỏi được sự quan tâm khi gây ra hành vi vi phạm pháp luật từ những người rối loạn tâm thần hoặc mất nhận thức. Hiện nay, có rất nhiều vụ giết người, hành hung được gây ra bởi những con người này. Vậy họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay có phải đi tù không thì qua bài viết này sẽ giới thiệu và cung cấp cho Quý bạn đọc về vấn đề này dựa trên Bộ luật hình sự hiện hành.
Khi nào được xác định là người tâm thần
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Lưu ý: Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, khi tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần thì người này được xem là người tâm thần
Cơ sở pháp lý: Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015
Quy trình giám định pháp y tâm thần
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
- Bước 2: Từ chối giám định hoặc tiếp nhận đối tượng giám định
- Bước 3: Phân công người tham gia giám định
- Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định
- Bước 5: Theo dõi đối tượng giám định
- Bước 6: Khám lâm sàng đối tượng giám định
- Bước 7: Thăm khám cận lâm sàng đối với đối tượng giám định
- Bước 8: Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định
- Bước 9: Họp giám định viên tham gia giám định
- Bước 10: Ra kết luận giám định
- Bước 11: Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ
- Bước 12: Kết thúc giám định
Cơ sở pháp lý: Thông tư 23/2019/TT-BYT quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần
Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần
Trách nhiệm bồi thường
- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
- Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
- Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Theo các quy định trên thì trách nhiệm pháp lý khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại sẽ là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Cơ sở pháp lý: Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015
Mức bồi thường thiệt hại
Hiện nay, mức bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định trên;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
Cơ sở pháp lý: Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015
Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Lưu ý: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, theo quy định pháp luật nếu người bị tâm thần mất năng lực hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc; cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào kết luận giám định; cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Cơ sở pháp lý: Điều 21, Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Khi bị người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?
Theo quy định, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, người giám hộ của họ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những gì người tâm thần gây ra.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ tục hình sự, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.