CỔ PHẦN CÓ ĐƯỢC XEM LÀ TÀI SẢN RIÊNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Điều kiện được công nhận là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì những tài sản được xem là tài sản riêng bao gồm:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Ngoài ra, còn có các tài sản riêng khác như: ( Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Tính chất pháp lý về tài sản là cổ phần tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
Xét thấy, cổ phần được xem là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân khi thoả mãn các điều kiện nêu trên. Đối với cổ phần đứng tên vợ hoặc nhưng số tiền dùng để mua cổ phần là số tiền chung của hai vợ, chồng thì lúc này cổ phần đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu có tranh chấp, vợ hoặc chồng phải chứng minh được số cổ phần mà mình sở hữu là tài sản riêng nếu không thì tài sản đó được xem là tài sản chung theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu nguồn thu nhập phát sinh từ cổ phần của vợ hoặc chồng là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình thì cổ phần đó vẫn được xem là tài sản chung.
Việc phân chia cổ phần khi có tranh chấp tài sản trong hôn nhân
Khi tranh chấp phát sinh thì phải xác định nguồn gốc sở hữu cổ phần. Tức là, thời điểm mua cổ phần là trước hay sau kết hôn và số tiền dùng để mua cổ phần là từ tài sản chung hay riêng của vợ chồng.
Nếu cổ phần là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì khi xảy ra tranh chấp cổ phần đó vẫn được xem là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Việc chứng minh được cổ phần mà mình đang sở hữu có phải là tài sản riêng hay không rất quan trọng. Vì nếu không có căn cứ chứng minh thì số cổ phần lúc này được xem là tài sản chung của hai.
Đối với trường hợp vợ chồng đều là cổ đông công ty thì đây được xem xét là tranh chấp giữa các thành viên của công ty. Tranh chấp về cổ phần được xác định là tranh chấp kinh doanh – thương mại theo Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng là cổ đông công ty thì:
- Nếu là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập, thì không được quyền chuyển nhượng cổ phần. Khi đó, người này chỉ có quyền trả giá trị đối với phần cổ phần mà bên kia được hưởng.
- Còn trong trường được phép chuyển nhượng cổ phần cho bên còn lại (theo Điều lệ công ty và quy định pháp luật) thì bên kia có thể chuyển nhượng phần cổ phần tương ứng.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề hôn nhân và gia đình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ khởi kiện hành chính, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.