CÓ ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHO CHI NHÁNH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG?

CÓ ĐƯỢC ỦY QUYỀN CHO CHI NHÁNH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG?

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

  Căn cứ tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 thì Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  • Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  • Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  • Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  • Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  • Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  • Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

  Theo đó, có thể thấy rằng chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

  Như vậy, rõ ràng rằng chi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ khi có sự ủy quyền của pháp nhân (doanh nghiệp) mà thôi.

Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh

  Căn cứ tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

  Theo đó, chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp hoạt động theo nhiệm vụ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp khi được ủy quyền.

Công ty có thể uỷ quyền cho chi nhánh ký kết hợp đồng thương mại không?

  Như trên đã đề cập, chi nhánh tuy không có tư cách pháp nhân nhưng có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền và theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015.

  Do vậy, xét về mặt chủ thể thì chi nhánh không có tư cách độc lập để ký kết hợp đồng với chủ thể khác. Thường thấy thì chi nhánh sẽ được công ty mẹ giao nhiệm vụ, cũng như cho phép ký kết các hợp đồng với các đối tác của công ty dưới tư cách của công ty (vào thời điểm quyết định thành lập chi nhánh hay văn bản giao quyền gắn liền với mục đích thành lập chi nhánh).

  Như vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể lập văn bản ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh (đơn vị phụ thuộc) làm đại diện theo ủy quyền của công ty, nhân danh công ty ký kết hợp đồng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về hợp đồng, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *