CHA “RUỘT” KHÔNG CHỊU NHẬN CON THÌ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

CHA “RUỘT” KHÔNG CHỊU NHẬN CON THÌ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Có rất nhiều người cha không muốn nhận con của chính mình nhằm trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với con. Trong trường hợp này thì người mẹ phải giải quyết và cần áp dụng những của quy định pháp luật nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Đại Việt-Chi nhánh Đà Lạt sẽ giúp Quý khách giải đáp những thắc mắc.

Cha không chịu nhận con giải quyết như thế nào?

     Trong trường hợp người cha không chịu nhận con thì người mẹ có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người cha có hộ khẩu thường trú để giải quyết với nội dung xác định cha cho con và yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ trợ cấp nuôi dưỡng con.

     Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch:

     Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

     Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Quy định về trưng cầu giám định ADN

     Yêu cầu giám định là là quyền của đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền này được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

     Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Trình tự, thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con

     Bước 1: Chuẩn bị  01 bộ hồ sơ rồi gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cha đó cư trú để yêu cầu giải quyết.

     Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu xác định lại cha cho con;
  • CMND, hộ khẩu của bạn và người chồng;
  • Giấy khai sinh của cháu;
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – con và cháu bé như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,…

     Bước 2: Sau khi có Tòa án ra quyết định công nhận quan hệ cha con rồi bạn mang bản án hoặc quyết định của Tòa án Nhân dân tới Ủy ban Nhân dân nơi cư trú để làm thủ tục thông tin người cha và họ tên của người con trên giấy khai sinh.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật hôn nhân và gia đình, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *