CÁCH KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

CÁCH KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động là chính sách của Nhà nước để giảm nhẹ nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Pháp luật về thuế hiện quy định rất rõ về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách xác định thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và phương thức giảm trừ thuế phải nộp. Hãy cùng Luật Đại Việt-Chi nhánh Đà Lạt làm rõ những vấn đề trên thông qua bài viết sau đây.

Thu nhập chịu thuế 

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

  Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng các thu nhập sau đây trong kỳ tính thuế:

  • Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp tdành cho người có công; ngành, nghề ở nơi độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; đối tượng khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

  Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Thu nhập khác 

  Ngoài các khoản thu nhập trên, người lao động còn có thể có các khoản thu nhập chịu thuế khác như thu nhập từ:

  • Hoạt động kinh doanh;
  • Đầu tư vốn;
  • Chuyển nhượng tài sản là vốn và bất động sản;
  • Trúng thưởng;
  • Nhận thừa kế;
  • Cổ phần, phần vốn góp.

Nguyên tắc giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Giảm trừ gia cảnh

  Khoản 1 Điều 19 Văn bản hợp nhất Luật Thuế thu nhập cá nhân số 08/VBHN-VPQH 2012 và Nghị quyết số 964/2020/UBTVQH14 (có hiệu lực từ 01/7/2020) thì mức giảm trừ gia cảnh được quy định như sau:

  • Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

  Người phụ thuộc là người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện

  Điều 20 VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân số 08/VBHN-VPQH 2012 quy định các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo sau đây thì được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

  • Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
  • Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

  Tổ chức, cơ sở và các quỹ từ thiện, nhân đạo này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động không vì lợi nhuận.

Cách xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân

  Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế, đã trừ đi:

  • Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Các khoản giảm trừ gia cảnh và đóng góp từ thiện, nhân đạo.

  Số tiền thuế phải nộp với các khoản thu nhập trên đây được xác định theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Những khoản thu nhập khác áp dụng biểu thuế toàn phần dựa trên mỗi lần phát sinh thu nhập.

Trên đây là nội dung tư vấn về thuế thu nhập cá nhân của chúng tôi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ tục thuế, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *