CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.
Các chủ thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành là những cá nhân sau khoảng thời gian 15 ngày tự nguyện thi hành án kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án tuy có điều kiện nhưng vẫn không tự nguyện thực hiện.
Căn cứ pháp lý: Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
Trong quá trình thực hiện các hoạt động thi hành án, người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của mình được ghi nhận trong bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Theo đó, pháp luật dân sự ghi nhận có các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Căn cứ pháp lý: Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án
Bước 1. Ra quyết định và thông báo về việc cưỡng chế thi hành án: sau 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Căn cứ pháp lý: Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Bước 2. Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự:
- Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế ngay, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay. Nội dung chính của kế hoạch cưỡng chế bao gồm: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế; dự trù chi phí cưỡng chế.
- Sau đó, tiến hành gửi ngay bảng kế hoạch cưỡng chế cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án để các cơ quan trên lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế và thực hiện các hoạt động khác nhằm hỗ trợ việc cưỡng chế thi hành án được diễn ra thuận lợi.
Căn cứ pháp lý: Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014.
Bước 3. Tiến hành cưỡng chế: Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói trên tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về thủ tục Dân sự, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.