Nội dung phương án bồi thường tái định cư từ 01/8/2024 được quy định như thế nào?
Nội dung phương án bồi thường tái định cư quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định nội dung phương án bồi thường tái định cư được quy định như sau:
– Tổng diện tích đất thu hồi (tổng hợp các phương án chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP, diện tích từng loại đất thu hồi;
– Tổng số người có đất thu hồi;
– Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có);
– Phương án bố trí tái định cư: số hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư, các khu tái định cư, địa điểm khu tái định cư, hình thức tái định cư (bằng đất, bằng nhà ở) (nếu có);
– Phương án di dời mồ mả trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
– Phương án di chuyển các công trình hạ tầng trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
– Kinh phí bồi thường tái định cư bao gồm: tiền bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường tái định cư và chi phí khác;
– Tiến độ thực hiện phương án bồi thường tái định cư;
– Phương án chi tiết về bồi thường tái định cư đối với từng người có đất thu hồi;
– Các nội dung khác liên quan đến bồi thường tái định cư (nếu có).
Phương án chi tiết về bồi thường tái định cư đối với từng người có đất thu hồi gồm những nội dùng gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP phương án chi tiết về bồi thường tái định cư đối với từng người có đất thu hồi gồm những nội dùng sau:
– Họ và tên, số định danh cá nhân, địa chỉ (nơi thường trú và nơi ở hiện nay), số điện thoại của người có đất thu hồi (nếu có);
– Vị trí, diện tích, loại đất, nguồn gốc đất thu hồi;
– Loại tài sản, số lượng, khối lượng tài sản; chất lượng còn lại của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại;
– Giá đất và tài sản tính bồi thường;
– Các khoản hỗ trợ: hỗ trợ ổn định đời sống (số nhân khẩu được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ); hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh; hỗ trợ di dời vật nuôi; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (diện tích đất hỗ trợ, giá đất hỗ trợ); hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời; các khoản hỗ trợ khác (nếu có);
– Tổng số tiền bồi thường: tiền bồi thường về đất, tiền bồi thường tài sản, tiền bồi thường chi phí di chuyển tài sản, tiền bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, tiền hỗ trợ;
– Vị trí, diện tích, tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư cho người được bố trí tái định cư hoặc giao đất khác cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
– Vị trí, diện tích đất khi giao đất, cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi cho tổ chức; cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
– Vị trí, diện tích, tiền sử dụng đất khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
– Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có);
– Tổng số tiền bồi thường được nhận sau khi đã trừ đi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào số tiền được bồi thường về đất (nếu có);
– Số tiền được ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư (nếu có).
Kinh phí thực hiện bồi thường tái định cư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện bồi thường tái định cư như sau:
(1) Kinh phí bồi thường tái định cư được quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Đất đai 2024 , cụ thể:
Kinh phí bồi thường tái định cư do Nhà nước bảo đảm. Kinh phí bồi thường tái định cư bao gồm: tiền bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường tái định cư và chi phí khác.
Việc xác định kinh phí bồi thường tái định cư phải theo phương án bồi thường tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh phí bồi thường tái định cư được quy định như sau:
– Kinh phí thực hiện bồi thường tái định cư được tính vào tổng mức đầu tư dự án;
– Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường tái định cư đối với các dự án đầu tư do bộ, ngành thực hiện thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và các dự án do bộ, ngành làm chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các dự án quy định tại điểm b khoản này nhưng giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bồi thường tái định cư theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường tái định cư cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường tái định cư.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về khởi kiện dân sự, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 hoặc 0997.222.666 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.