Như chúng ta đã biết thì nhầm lẫn được hiểu là việc các bên hình dung sai về nội dung hợp đồng giao dịch gây thiệt hại cho một trong các bên hoặc cả hai bên. Khi phát sinh nhầm lẫn trong giao dịch dân sự thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu.
1. Nhầm lẫn trong giao dịch dân sự là gì ?
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì một trong những trường hợp dẫn đến một giao dịch dân sự vô hiệu đó là bị nhầm lẫn.
Nhầm lẫn là điều kiện để hợp đồng vô hiệu là một trong những nội dung phức tạp trong pháp luật hợp đồng, bởi lẽ nhầm lẫn cũng có thể không là điều kiện để tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định. Pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định rằng, hợp đồng được ký kết do bị nhầm lẫn có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn hoặc theo yêu cầu của các bên trong trường hợp các bên đều nhầm lẫn. Tuy nhiên, pháp luật các nước khác nhau, lại có các quy định, tiếp cận, và đánh giá không giống nhau.
Vậy thế nào được coi là nhầm lẫn, nhầm lẫn trong giao dịch dân sự là gì ?
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra một khái niệm cụ thể nên nhầm lẫn ở đây có thể hiểu là việc các bên trong giao dịch hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc bên kia, sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng của sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên nhầm lẫn chứng minh được sự nhẫm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu
2. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn
Tại Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn như sau:
Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Theo quy định nêu trên, nếu chứng minh được do sự nhầm lẫn của mình dẫn đến việc giao kết hợp đồng thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự mình đã giao kết do nhầm lẫn đó là vô hiệu.
Tuy nhiên, nếu mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được thì giao dịch dân sự đó không vô hiệu.
Vậy khi hợp đồng dân sự vô hiệu bị nhầm lẫn thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì ?
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý như sau:
Về nguyên tắc, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch, nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đó.
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan quy định.
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cơ sở pháp lý:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Theo đó, có thể thấy giao dịch dân sự nhầm lẫn được hiểu là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch dân sự được xác lập mà khi bên tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Theo đó, sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hay có thể là xuất phát từ phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Trong các trường hợp bên bị nhầm lẫn chứng minh đươc sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật dân sự 2015 chúng tôi đã nêu như trên thì quy định Giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể lỗi của bên nào gây ra. Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Theo đó có thể thấy khi có nhầm lẫn trong giao dịch dân sự làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự đó thì theo quy định của pháp luật bên bị nhầm lần có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định. Theo đó có thể xác định rằng giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hay giữa các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
3. Giải pháp để hoàn thiện quy định giao dịch dân sự do nhầm lẫn
Theo đó đê hóp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn thì một bên bị nhầm lẫn do bên kia cung cấp thông tin không xác thực nhưng bên đó đã không biết và không buộc phải biết những thông tin mà họ cung cấp là không xác thực và các nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn không biết và không buộc phải biết rằng họ bị nhầm lẫn trong khi giao kết hợp đồng dẫn đến hậu quả là họ không đạt được mục đích của hợp đồng. Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh hoặc chính khả năng nhận thức của bên bị nhầm lẫn. Trong trường hợp này, bên bị nhầm lẫn có thể có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu 1 phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng, bởi lẽ họ không nhận thức được hậu quả của hành vi.
Ngoài ra, Trong các trường hợp đối với bên bị nhầm lẫn biết hay họ buộc phải biết rằng họ bị nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng với nhau dẫn đến các hậu quả pháp lý phát sinh. Theo đó nên các bên bị nhầm lẫn trong giao dịch dân sự mặc dù họ không biết nhưng xuất phát từ điều kiện và xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể họ buộc phải biết về khả năng họ bị nhầm lẫn nhưng đã không có những hành vi, biện pháp để khắc phục. Theo đó, có thể thấy các giao địch dân sự không đạt được mục đích của hợp đồng nhưng bên bị nhầm lẫn không có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định. Theo đó có thể thấy bên bị nhầm lẫn theo nguyên tắc buộc phải nhận thức được hậu quả của hành vi.
Bên cạnh đó trên thực tế trên những lĩnh vực trong các hoạt động thương mại, có những hành vi phát sinh có những đặc trưng bởi sự nhầm lẫn và nó có nghĩa là nhầm lẫn thường xuyên xảy ra trong những tình huống đó và các bên của giao dịch biết và buộc phải biết về những tình huống này. Ví dụ, trên thị trường mua bán ô tô đã qua sử dụng thì người mua cần phải ý thức và phải biết rằng, nhầm lẫn là điều không tránh khỏi. Nhận thức được như vậy nhưng họ vẫn ký kết hợp đồng mua bán có nghĩa là họ chấp nhận rủi ro.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư về khởi kiện dân sự, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Đại Việt qua hotline 0913.333.222 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.