Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trong thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn trong việc xác định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Cả hai tội này đều có dấu hiệu chung là người phạm tội phải có hành vi “chiếm đoạt tài sản”. Mặc dù đều là tội danh xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, song chúng tồn tại những khác biệt gì?

  LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015
2. HÀNH VI Luôn phải có hành vi gian dối, hành vi này phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản Có thể có hoặc không có hành vi gian dối . Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản
3. Ý THỨC CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội Xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới nảy sinh ý định và hành vi chiếm đoạt
4. HÌNH THỨC PHẠM TỘI Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản như đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
5. GIÁ TRỊ TÀI SẢN Tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 174 BLHS 2015 Tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 175 BLHS 2015
6. THỦ ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM Đưa ra thông tin giả, sai sự thật làm cho nạn nhân tin đó là sự thật để chiếm đoạt tài sản Sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp
7. MỨC HÌNH PHẠT
  • Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
  • Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
  • Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân khi chiếm đoạt tài sản từ  500.000.000 đồng trở lên.
  • Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng; 
  • Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;
  • Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản từ  500.000.000 đồng trở lên.

Luật Đại Việt chi nhánh Đà Lạt hân hạnh hỗ trợ quý khách!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *